Hotline: 0983 224 351 (Mr.Tân)

Phone: 028 66 858 171 Email: chongsetthienlong@gmail.com

Sét trên sao Mộc gấp 1000 lần Trái Đất

Sao Mộc hay Mộc tinh là hành tinh thứ năm tính từ Mặt Trời và là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời.[12] Nó là hành tinh khí khổng lồ với khối lượng bằng một phần nghìn của Mặt Trời nhưng bằng hai lần rưỡi tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời cộng lại. Sao Mộc được xếp vào nhóm hành tinh khí khổng lồ cùng với Sao Thổ, (Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương được xếp vào hành tinh băng không lồ).


Sét trên sao Mộc gấp 1.000 lần Trái Đất - Chống sét Thiên Long

Sao Mộc tương đối giống Trái Đất nếu nói đến sự xuất hiện của cực quang. Mặc dù vậy, cực quang trên hành tinh này hoạt động rất mạnh và hiếm khi dừng lại. Từ trường, bức xạ cao và sự phong phú của vật chất khiến tầng điện li của sao Mộc luôn có một màn trình diễn ánh sáng ngoạn mục.

Sao Mộc cũng có một mô hình thời tiết bạo lực. Tốc độ gió trên hành tinh này lên đến 360 km/h, tương đương sau một động cơ máy bay phản lực. Một cơn bão hình thành trong vòng vài giờ cuối cùng có thể quét trên hàng ngàn km đường kính chỉ trong một đêm. Cơn bão đặc biệt nhất trên sao Mộc được đặt tên “Vết đỏ lớn”. Nó được dự đoán là đã kéo dài trong 340 năm và lớn đến nỗi có thể quan sát từ Trái Đất bằng kính viễn vọng.

Những đám mây bao phủ sao Mộc có thành phần là Amoniac và Amoni Hydro sulphua. Nó được phân bố trên các vĩ độ khác nhau. Các đám mây tích điện nằm sâu xuống dưới 50 km. Chúng chia làm hai tầng, một tầng mỏng và một tầng dày hơn.

Tuy nhiên, cũng có thể một lớp mây nước mỏng đang nằm dưới Amoniac. Bằng chứng về nó là những tia chớp của sao Mộc, nó dường như được hình thành nhờ sự phân cực của nước tạo điện tích cho sét. Những tia sét ở đây được dự đoán là mạnh gấp 1.000 lần so với Trái Đất.

Còn một hành tinh nữa trong hệ mặt Trời ở vị trí thứ 2 đó là Sao Kim, hành tinh này cũng sản sinh sét nhưng chỉ bằng một nửa so với Trái Đất. Nó cũng đi kèm nhiều hoạt động khác nhau của thời tiết.

Thời tiết ở Sao Kim khá nóng bức và được xem là nóng nhất trong hệ, nhiệt độ bề mặt lúc ban ngày lên tới 426 độ C. Điều này xảy ra một phần nguyên nhân chính là bầu khí quyển giàu CO2 của nó. Thêm vào đó, những đám mây giàu SO2 cũng góp phần tạo ra siêu hiệu ứng nhà kính. Mây SO2 tạo những giọt axit sulfuric ngưng tụ, tán xạ đến 90% ánh sáng Mặt Trời trở lại không gian.

Chống sét Thiên Long
(Internet)

Phản hồi của bạn