Tiếp đất đúng cách là điều quan trọng đầu tiên khi triển khai hệ thống chống sét lan truyền. Mọi giải pháp chống sét lan truyền đều phải bắt đầu từ tiếp đất. Ngay cả thiết bị chống sét lan truyền hàng đầu cũng không thể bảo vệ tốt các thiết bị đắt giá và nhạy điện trong hệ thống nếu các thiết bị này không được tiếp đất đúng quy cách.
Mọi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT đều hiểu rõ, việc kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng nếu hệ thống mạng ngưng hoạt động. Nguyên nhân sự cố có thể do thiết bị hư hỏng, hoặc hệ thống bảo vệ có vấn đề. Ví dụ, hệ thống chống sét lan truyền hoạt động không hiệu quả. Cả khi sét đánh cách vài kilomet, điện áp vẫn gia tăng thông qua hệ thống cáp trên không hoặc chôn dưới đất, làm hư hỏng những thiết bị điện nhạy cảm trong tòa nhà, trường học, bệnh viện, văn phòng, trung tâm dữ liệu, ngân hàng… Chính vì vậy, doanh nghiệp cần đầu tư một hệ thống chống sét lan truyền chất lượng để bảo vệ các thiết bị quan trọng và nhạy cảm với điện trong hệ thống mạng.
Tiếp đất đúng cách là điều quan trọng đầu tiên khi triển khai hệ thống chống sét lan truyền. Mọi giải pháp chống sét lan truyền đều phải bắt đầu từ tiếp đất. Ngay cả thiết bị chống sét lan truyền hàng đầu cũng không thể bảo vệ tốt các thiết bị đắt giá và nhạy điện trong hệ thống nếu các thiết bị này không được tiếp đất đúng quy cách.
Tuy nhiên, khi triển khai hệ thống chống sét lan truyền để bảo vệ hệ thống mạng, nhiều doanh nghiệp vẫn mắc phải một số sai lầm phổ biến sau.
Không tuân thủ hướng dẫn về điện trở
Điện trở là một trong những yếu tố quyết định tính hiệu quả của thiết bị chống sét lan truyền, chi phối mức độ và thời gian các xung sét được phóng vào lòng đất trước khi lan truyền gây ảnh hưởng đến thiết bị. Điện trở tiếp đất càng cao, mức kích hoạt khả năng hoạt động của thiết bị càng cao. Nhưng trên thực tế, mức kích hoạt này càng thấp càng tốt.
Lấy trường hợp tại Mỹ, khi lắp đặt bộ chống sét lan truyền, kỹ thuật viên buộc phải tuân theo Qui định Quốc gia về Điện (National Electical Code–NEC), yêu cầu điện trở không được vượt quá 8 đến 15 Ohm. Mọi người thường không biết rằng các qui định NEC được phát triển để bảo vệ con người và tòa nhà, không quan tâm bảo vệ những thiết bị điện tử và viễn thông như: PC, điện thoại, Ethernet Voice over IP, T1/E1, ISDL và DSL. Theo hướng dẫn của Ủy ban Truyền thông Liên Bang (Federal Communications Commission)–tổ chức phụ trách các vấn đề về thông tin liên lạc và viễn thông của Mỹ–yêu cầu điện trở phải thấp hơn 1 Ohm và lý tưởng nhất là thấp hơn 0,5 Ohm. Đây có thể xem là một khác biệt lớn, ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của thiết bị chống sét lan truyền.
Thiếu điểm nối tiếp đất đơn
Các thiết bị chống sét lan truyền và các thiết bị nối đất khác đều phải được kết nối đến một điểm nối tiếp đất đơn. Các điểm nối tiếp đất đơn sẽ giúp cân bằng điện trở đất. Nếu sử dụng nhiều hơn một điểm nối tiếp đất đơn, sét lan truyền có thể di chuyển từ điểm này sang điểm khác. Đây được gọi là "vòng lặp tiếp đất–vòng đất", là nguyên nhân gây hư hại cho các thiết bị.
Lựa chọn công nghệ
Dù các thiết bị chống sét lan truyền được thiết kế tốt, nhưng vẫn có rủi ro nếu không được thi công và tiếp đất đúng cách. Để hạn chế sai sót, công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng. Các đầu nối và phụ kiện phần cứng dùng cho tiếp đất phải tương thích và phù hợp với nhau, giúp người thi công thao tác chính xác, tránh sai sót.
Tìm hiểu kỹ công nghệ chống sét lan truyền còn giúp chủ đầu tư giảm thiểu ngân sách khi cần nâng cấp hoặc áp dụng công nghệ mới trong tương lai. Ví dụ, có một loại thiết bị chống sốc điện đặc biệt có khả năng tiếp đất: một bên thiết bị được dùng để kết nối đến dây tiếp đất; bên còn lại cho phép nhân viên thi công lắp ốc để kết nối với các thiết bị chống sốc điện khác mà không cần phải tách riêng các dây tiếp đất.
Dây kết nối
Là dây dùng kết nối thanh tiếp đất đến các thanh dẫn điện đơn tại các phòng viễn thông, cần được buộc chặt với chốt cài. Nếu các khớp nối này không được buộc chặt sẽ làm tăng điện trở–thường gọi là trở kháng tiếp xúc–làm giảm hiệu quả bảo vệ của thiết bị chống sét lan truyền. Ví dụ, khi hệ thống tiếp đất không được kết nối tốt có thể làm tăng 100% điện trở, ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất của các công nghệ chống sét lan truyền.
Kích cỡ dây
Khi lựa chọn kích cỡ dây dùng cho việc tiếp đất, cần dự tính nhu cầu hiện tại và tương lai. Kích cỡ dây càng lớn, điện trở dây càng thấp. Điều này giúp truyền dẫn năng lượng sét xuống đất nhanh chóng và không bị cản trở. Ngoài ra, nên luôn tuân thủ các chỉ định của quốc gia, tổ chức UL và FCC khi lựa chọn kích thước dây nối đất.
Sẽ mất khá nhiều thời gian và tiền bạc nếu phải lắp đặt hoặc thi công lại hệ thống chống sét lan truyền. Ngược lại, nếu chọn đúng kích cỡ dây ngay từ đầu, hệ thống sẽ không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại của chủ đầu tư mà còn hỗ trợ áp dụng các công nghệ tiếp đất tiên tiến hơn sau này.
Với nhà ở, kích cỡ dây phù hợp là từ 1,63 đến 2,59 mm (14 đến 10 AWG) vì khoảng cách đến các trụ tiếp đất ngắn. Với những toà nhà thương mại, khoảng cách này thường lớn hơn nhiều và cần kích cỡ dây lớn hơn để đảm bảo hiệu suất điện trở. Cụ thể, loại dây tiếp đất đường kính 4,11 mm (6 AWG) được khuyến nghị dùng vì có thể bảo vệ đến 25 bộ thiết bị mạng và chống sét lan truyền. Lắp đặt hệ thống dây 6 AWG sẽ đảm bảo các thiết bị mạng quan trọng và nhạy về điện được tiếp đất an toàn, đón đầu công nghệ chống sét lan truyền phát triển trong tương lai.
Chiều dài dây kết nối
Hướng dẫn của FCC và NEC qui định rõ, dây nối đất giữa thanh dẫn điện đơn (busbar) và cọc tiếp đất (grounding rod) không được quá 15,24 mét (50 feet). Tuy nhiên, khi lắp đặt hệ thống chống sét trên thực tế, có những vị trí cần dây nối ngắn hơn và nhân viên thi công thường áp dụng cứng nhắc quy định này. Theo đó, những đoạn dây thừa được cuộn lại với nhau, vô tình gây tăng điện trở và ảnh hưởng hệ thống chống sét lan truyền. Ví dụ: nếu cuộn một đoạn dây có đường kính 1,627 mm (14 gauge), chiều dài từ 3 mét đến 9 mét (10-30 feet), sẽ tạo ra điện trở từ 4 đến 12 Ohm khi bị sét đánh. Các cuộn dây này làm tăng điện trở đất gấp 12 lần, ảnh hưởng nghiêm trọng toàn bộ hệ thống chống sét lan truyền.
Nguyên tắc đầu tiên cần nhớ khi triển khai hệ thống chống sét lan truyền: không bao giờ cuộn các đoạn cáp lại với nhau. Nên lắp đặt cáp càng thẳng càng tốt. Vì bất kỳ đoạn cáp nào bị uốn cong hoặc cuộn tròn đều có thể tăng điện trở của hệ thống.
Kết luận
Đến nay, nhiều công ty vẫn chưa quan tâm đầu tư cho công nghệ chống sét lan truyền, dù đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng giúp giảm thiểu thời gian ngưng hoạt động của hệ thống mạng, bảo vệ an to àn cho các thiết bị mạng tiên tiến và đắt tiền. Tuy nhiên, cần lưu ý các công nghệ chống sét chỉ thật sự hiệu quả khi và chỉ khi được thi côn g tiếp đất theo đúng quy trình, phương pháp.
Cần tránh 6 lỗi thường gặp trên khi triển khai hệ thống chống sét lan truyền. Điều này không chỉ giúp giảm thời gian ngưng hoạt đ ộng của hệ thống mạng, mà còn đảm bảo khách hàng sẽ nhận được giá t rị tương xứng với mức đầu tư cho công nghệ chống sét làn truyền.
THÔNG TIN TƯ VẤN
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ THIÊN LONG
♟ Địa chỉ: 111/17 Bình Thành, P.Bình Hưng Hòa B, Q.Bình Tân, Tp.HCM
☎ Điện thoại: 0866 858 171 - Hotline: 0983 224 351 (Mr.Tân)
ⓦ Xem thêm: http://bit.ly/thi-cong-chong-set
Theo CIM